Huyền Trang xin kính chào quý vị thính giả. Nhân dịp đầu năm mới, báo chí Mỹ đã viết bài tổng kết tình hình hoạt động của giới doanh thương trong năm qua. Báo chí Mỹ đã dùng một số thành ngữ để mô tả các hoạt động này, và chúng tôi xin chọn ra 3 thành ngữ để gửi đến quý vị hôm nay. Đó là Jump Start, Cracker Jack, và Up and Coming. Nhật báo New York Times viết về chuyện một nhà buôn lẻ bị khó khăn về tài chánh đã may mắn được sự trợ giúp khá rộng rãi của một số nhà đầu tư để hồi phục lại. Tờ báo dùng thành ngữ Jump Start để tả sự trợ giúp này. Và đó là thành ngữ thứ nhất trong bài học hôm nay. Jump Start đánh vần là J-U-M-P và S-T-A-R-T là chữ rất quen thuộc đối với những ai có xe hơi. Đó là khi bình điện trong xe của quý vị bị hết điện và quý vị không thể cho nổ máy được nên phải nhờ một chiếc xe khác dùng dây cáp truyền điện vào xe của qúy vị điện để xe chạy được. Hành động tiếp điện vào bình bằng giây cáp này được gọi là Jump Start. Trong đời sống thường ngày thành ngữ Jump Start được dùng theo nghĩa bóng để chỉ việc tiếp sức về mặt tài chánh cho một cơ sở nào thiếu tiền haysắp bị vỡ nợ. Ta hãy nghe thí dụ sau đây về ông Jones một nhà doanh thương cần thâm vốn:
AMERICAN VOICE: Jones started a boat building business. He makes fine boats but he started without enough capital and now he needs new investors to give him the jump start he needs to get established.
TEXT:(TRANG): Tình trạng của ông Jones được mô tả như sau: Ông Jones mở một xưởng đóng tàu. Ông ta đóng tàu khá đẹp nhưng lúc khởi đầu ông không đủ vốn liếng. Giờ đây ông cần có các nhà đầu tư mới để tiếp sức cho ông có được một cơ sở vững vàng.
Có một số chữ mới mà chắc quý vị muốn biết là: Boat, đánh vần là B-O-A-T, nghĩa là tàu thuyền; Fine, đánh vần là F-I-N-E, là tốt đẹp; Capital, đánh vần là C-A-P-I-T-A-L, nghĩa là vốn liếng; Investor, đánh vần là I-N-V-E-S-T-O-R, là nhà đầu tư; và Establish, đánh vần là E-S-T-A-B-L-I-S-H, nghĩa là thiết lập hay có cơ sở vững vàng. Bây giờ, mời quý vị nghe lại hoàn cảnh ông Jones và để ý đến cách dùng thành ngữ Jump Start:
AMERICAN VOICE : Jones started a boat building business. He makes fine boats but he started without enough capital and now he needs new investors to give him the jump start he needs to get established. TEXT:(TRANG): Khi bình luận về tình hình doanh thương tại nước Mỹ, một tờ báo ở Washington viết rằng nhữøng người tài giỏi thường thích mở công ty riêng để làm chủ lấy mình chứ không muốn làm công cho người khác. Tờ báo dùng thành ngữ Cracker Jack để gọi những người tài ba lỗi lạc này.
Và đó là thành ngữ thứ nhì trong bài học hôm nay. Cracker Jack đánh vần là C-R-A-C-K-E-R, xuất xứ từ chữ Crack, có nghĩa là một người hết sức tài giỏi khéo léo làm gì cũng được; và Jack, đánh vần là J-A-C-K, là tên đàn ông rất thường dùng của người Mỹ. Cracker Jack dùng để chỉ những người xuất sắc trong một lãnh vực nào đó, như quý vị thấy trong lời khen của một đồng nghiệp khi nói về bạn anh ta tên là John sau đây:
AMERICAN VOICE: John is a cracker jack in the ad business and he’s done well at several top companies. With his experience and creative skills, my guess is he’ll be a multi-millionaire in the next few years! TEXT:(TRANG): Anh chàng đồng nghiệp đã khen ngợi anh John như sau: Anh John là một người có biệt tài trong ngành quảng cáo, và anh ta đã rất thành công tại nhiều công ty lớn. Với kinh nghiệm và tài sáng tạo của anh ta, tôi tiên đoán rằng chỉ trong vài năm nữa anh ta sẽ trở thành một nhà triệu phú.
Có vài từ mới mà chúng ta cần chú ý là: Ad, đánh vần là A-D, rút ngắn từ chữ Advertisement, nghĩa là quảng cáo; Experience, đánh vần là E-X-P-E-R-I-E-N-C-E, nghĩa là kinh nghiệm; Skill, đánh vần là S-K-I-L-L, là xảo năng; và Millionaire, đánh vần là M-I-L-L-I-O-N-A-I-R-E, nghĩa là triệu phú. Bây giờ mời quý vị nghe lại lời khen ngợi về tài năng của anh John. Xin nhắc quý vị chú ý tới cách dùng thành ngữ Cracker Jack:
AMERICAN VOICE : John is a cracker jack in the ad business and he’s done well at several top companies. With his experience and creative skills, my guess is he’ll be a multi-millionaire in the next few years!
TEXT:(TRANG): Một quản trị viên có tài và khôn khéo như anh John vừa kể là một người đang trên đường đi tới thành công. Báo chí Mỹ đã dùng thành ngữ Up and Coming để tả loại người như vậy. Và đó là thành ngữ cuối cùng trong bài học hôm nay. Up and Coming gồm có chữ Up, đánh vần là U-P, nghĩa là đứng dậy hay tiến tới; và Coming rút từ chữ Come, đánh vần là C-O-M-E, có nghĩa là đến. Up and Coming thường dùng để chỉ một người có một tương lai xán lạn, như quý vị nghe lời bình phẩm sau đây của một chủ biên nói về một nhà báo là cô Mary:
AMERICAN VOICE: Have you read Mary’s story in today’s paper? This is the second time in a week her stories made the front page. She’s really an up and coming reporter!
TEXT:(TRANG): Đại khái vị chủ biên nhận xét như sau: Bạn đã đọc bài phóng sự của cô Mary trong báo hôm nay chưa? Đây là lần thứ nhì trong tuần bài viết của cô ta được đăng lên trang nhất. Cô ta quả là một phóng viên có tương lai sáng lạn! Có vài chữ mới mà ta cần chú ý là: Story đánh vần là S-T-O-R-Y là câu chuyện hay bài viết; Paper, đánh vần là P-A-P-E-R, rút từ chữ Newspaper là tờ báo; Front, đánh vần là F-R-O-N-T là trước mặt hay trang đầu của tờ báo; và Reporter, đánh vần là R-E-P-O-R-T-E-R, là phóng viên. Bây giờ ta hãy nghe lại nhận xét của ông chủ biên về cô Mary:
AMERICAN VOICE: Have you read Mary’s story in today’s paper? This is the second time in a week her stories made the front page. She’s really an up and coming reporter!
TEXT:(TRANG): Thành ngữ Up and Coming đã chấm dứt bài học số 27 trong chương trình English American Style. Như vậy là hôm nay chúng ta học được 3 thành ngữ mới. Một là Jump Start, nghĩa là tiếp sức cho một nguời hay một công ty, thường là bằng tiền bạc; hai là Cracker Jack, là một người tài ba lỗi lạc; và ba là Up and Coming, nghĩa là trên đường đến chỗ thành công. Huyền Trang xin kính chào quý vị và xin hẹn gặp lại quý vị trong bài học kế tiếp.