englishrainbow.com
 
   
   

Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
Truyện cổ tích

Tṛ chơi chữ
Học từ vựng

(search by nick)

 
 

Forum > Phương pháp học tiếng Anh >> Hoc Ngoại Ngữ thế nào?

Bấm vào đây để góp ư kiến

 Post by: namanh83
 member
 ID 16369
 Date: 11/12/2007


Hoc Ngoại Ngữ thế nào?
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang    edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
Học ngoại ngữ phải học đều, liên tục & sáng tạo

1- Học ngoại ngữ phải học đều, liên tục

Đúng vậy! Làm ǵ, học ǵ mà chả phải liên tục, nhưng học ngoại ngữ lại càng phải liên tục. Nói gọn một câu như thế ai chả nói được? Nhưng thực hành mới khó chứ ? Bạn có biết không :

A) - Khi Hồ Chủ Tịch hoạt động bí mật ở Xiêm (Thái Lan bây giờ), muốn gây thiện cảm với nhân dân địa phương, , gần gũi họ để dễ bề hoạt động cho Cách Mạng Việt Nam, Bác đă trao đổi với các cán bộ cùng đi là cần phải học tiếng Thái càng sớm càng tốt. Ai cũng hoan nghênh, và mọi người đều sốt sắng thực hiện chủ trương đó . Có người hăng hái đề ra mỗi ngày phải học 50 từ mới, người này th́ 40 từ, người kia th́ 30 từ ... Bác cười và căn dặn: "Tuỳ các chú, nhưng phải đều đặn và liên tục th́ mới có kết quả ". Mọi người vâng vâng, dạ dạ, nhưng chỉ hăng hái được vài ngày đầu, thấy học tiếng nước ngoài khó quá, nản và sau bỏ dần. Người th́ học cách nhật, người th́ học dồn ép, ngày đực, ngày cái rồi sau bỏ bễ hẳn. Với Bác Hồ, mỗi ngày Bác chỉ học 20 từ thôi. Ngày nào bận công tác đoàn thể th́ hôm sau Bác quyết học bù cho đủ. Âm thầm, lặng lẽ, kiên tŕ, đều đặn và liên tục, nên sau 3 tháng kết quả thật khả quan : Bác đă đọc thông, viết thạo tiếng Thái. Do đó, mọi người Thái ở địa phương đều quư mến cán bộ "Thầu Chín" (bí danh của Bác Hồ khi hoạt động bí mật bên Thái), v́ Bác đă gần gũi họ, tiếp xúc với họ bằng tiếng Thái.

B) - C̣n Lênin học tiếng Pháp chủ yếu bằng nghe đĩa ghi âm. Giai đoạn đầu, Người liên tục nghe đi nghe lại nhiều lần băng giáo khoa (theo chương tŕnh dạy tiếng Pháp cho người Nga), ghi lại những từ, những ư chưa hiểu để hỏi. Khi được giải đáp, Người ghi lại cụ thể vào vở như một bài bổ sung. Thời gian đầu, cần nắm vững những nguyên tắc cơ bản của ngữ pháp và tích luỹ một số lượng từ nhất định. Người sắp xếp công việc để học khá liên tục. Học xong các băng giáo khoa, Người mượn các băng ghi lại các cuộc đối thoại về sinh hoạt, về chính trị và kinh tế. Dần dần, Người mượn cả những băng nói chuyện về chuyên đề văn học nghệ thuật, khoa học của các chuyên gia Pháp, Người học thuộc độ 3000 từ thông dụng. Nhờ học đều đặn và liên tục mà Lênin đă sử dụng rất thành thạo các tiếng: Đức, Anh, Pháp, đọc được tiếng Ba Lan, tiếng Tiệp, tiếng Thuỵ Điển, tiếng Italia.

C) - Học giả Nguyễn Hiến Lê, tháng 9 năm 1934 (22 tuổi) tốt nghiệp trường Công Chính (thời Pháp thuộc). Khi đó là thời kinh tế khủng hoảng, thất nghệp rất nhiều. Không kiếm ngay được công ăn việc làm, Nguyễn Hiến Lê quay ra tự học chữ Hán. Ngày ngày, hầu như tất cả các buổi chiều, rất đều đặn, Nguyễn Hiến Lê ra Thư viện Trung Ương (Bibliothèque centrale), nay là Thư viện Quốc gia ở Phố Tràng Thi, mượn Bộ Hán Việt Từ điển của Đào Duy Anh rồi bắt đầu chép. Thời kỳ đó, đă làm ǵ có phô-tô-cô-pi (Photocopy) nha ngày nay. Bắt đầu chép từ chữ A, dĩ nhiên không phải chép nguyên văn tất cả cuốn từ điển, mà chỉ chọn những từ và từ ngữ thông dụng, chép vào một quyển vở, mỗi ngày 30 đến 40 từ. Tối đem về tập viết và học thuộc, rất kiên tŕ và đều đặn. Chiều hôm sau, lại ra thư viện cặm cụi chép tiếp, ngày nào cũng chịu khó ra thư viện, bất kể ngày mưa hay nắng, trừ ngày thư viện đóng cửa. Bạn đă học kiên tŕ, đều đặn như thế chưa ?

D) Trước đây, khi c̣n nhỏ ở tiểu học, nhà khoa học GS Vũ Văn Chuyên học ở trường nhà ḍng Puy-gi-ni-ê (Puyginier), sau học Trung học ở trường An-be Sa-rô (Albert Sarraut)- trường chỉ dành cho con của bọn Tây thực dân và quan lại Việt Nam cao cấp.Tiếp đó. Vũ Văn Chuyên học Đại học Đông Dương (Université Indochinoise) và toàn học bằng tiếng Pháp. Vậy nên năm 1945, khi được tham gia giảng dạy ở Đại học Việt Nam, Vũ Văn Chuyên cũng đă phải học ôn lại tiếng Việt qua Pháp Việt từ điển của Đào Duy Anh và qua cuốn Danh từ khoa học của Hoàng Xuân Hăn, rất đều đặn th́ mới giảng chính xác và tốt được.

Như con ong kiếm mật, mưa gió ong cũng vẫn rời khỏi tổ, Nguyễn Hiến Lê cũng vậy, đều đều ngày lại ngày, sau 3 tháng thuộc được khoảng 3000 từ. Và với cách học đều đặn, liên tục như vậy để rồi sau này đă là tác giả của những pho sách quư: " Văn học Trung quốc hiện đại", " Triết học Trung hoa", "Khổng tử Kinh dịch " ...
Qua những gương học tập trên , bạn chắc đă tự rút ra kết luận, t́m ra phương pháp thích hợp với cá nhân rồi, khỏi phải trao đổi thêm.

2- Học ngoại ngữ phải sáng tạo, không học vẹt

Sáng tạo là yếu tố tối cần thiết trong lao động trí tuệ. Học ngoại ngữ mà cứ học theo lối cũ, học vẹt như xưa các cụ đồ Nho vẫn dậy theo kiểu "chi, hồ, giả, dă " học như con vẹt, học chữ nào, biết chữ đó th́ chậm và lâu biết lắm. Ngày nay, ngoài cách học chữ Hán theo "bộ chữ" nổi tiếng, c̣n nhiều phương pháp học chữ Hán nhanh lắm, ( có học qua truyền h́nh , qua đĩa CD . . ).

Các phương pháp học ngoại ngữ ngày nay thay đổi rất nhiều và hiện đại lắm: học qua băng cát sét ( cassette ), qua đĩa CD, qua truyền thanh (Radio), qua truyền h́nh ( Television ), qua hàm thụ ( par correspondance ), qua đào tạo từ xa và mới đây qua Internet nữa .

3- Học phải có phương pháp, sáng tạo, mới tiếp thu nhanh, nhớ lâu và dễ sử dụng

A) - Ka-tơ Lông, nữ phiên dịch Hung ga ri, biết tới 16 ngoại ngữ. Hỏi về bí quyết trong việc học thành công nổi 16 thứ tiếng khác nhau trên thế giới, Ka-ta Lêm-bơ nhấn mạnh: "Phải học rất đều đặn, ngày nào cũng học. Nhưng học phải có sáng tạo, không học vẹt. Nếu học ngữ pháp mệt th́ quay chuyển sang đọc, đọc mệt th́ lại có thể chuyển sang xem họa báo hay nghe máy ghi âm. Phải học thuộc ḷng khá nhiều. Để có thể nắm vững được tiếng nước ngoài, bên cạnh việc học theo sách giáo khoa, phải thường xuyên đọc báo, nghe đài , viết thư cho bạn bè quốc tế và phải mạnh dạn nói chuyện với người nước ngoài. Không nên sợ sai ". Chính Ka-tơ Lông, đă là tác giả cuốn sách nổi tiếng về phương pháp học ngoại ngữ mà nhiều người tham khảo và sử dụng có hiệu quả. Nghe nói học như Ka-tơ Lông, th́ có vẻ dễ vậy, nhưng thực hiện được như Ka-tơ Lông mới khó làm sao?"

B) - Nguyễn Hiến Lê, sau khi học được khoảng 3000 từ chữ Hán, đă cố đọc bộ Tam quốc chí bằng chữ Hán: lơm bơm, chữ được, chữ không, vẫn ra sức mà đọc . Trước chậm, sau nhanh và cứ thế chữ Hán ngấm dần vào trí óc lúc nào không biết. Ngoài ra, muốn kiểm soát sự hiểu biết của bản thân, Nguyễn Hiến Lê c̣n tập dịch ra tiếng Việt. Khi dịch sang tiếng Việt, gặp chữ khó hay đoạn khó, bắt buộc phải tra từ điển, suy nghĩ lư luận, như thế sẽ hiểu sâu hơn. Vả chăng dịch c̣n rất khó, nên Châu Âu cũng đă có câu: "Dịch tức là phản" (Traduire c'est trahir). Để học cổ văn của Trung quốc, Nguyễn Hiến Lê đă dùng bộ "Cổ văn quan chỉ " và đă lần ṃ dịch khoảng ...100 bài ra tiếng Việt. Công việc thật là mệt, nhưng kiên tŕ và đều đặn, đều đều mỗi ngày Nguyễn Hiến Lê cố gắng dịch lấy một bài. Nhờ dịch, mới cảm thấy cái hay của cổ văn.

C) - Đặc biệt . Zai-li-đơ-nhi-ắc, nhà ngôn ngữ học Liên Xô, biết 50 ngoại ngữ, lại học ngoại ngữ bằng cách chơi tem. Hồi bé, ông rất thích sưu tập tem các nước và muốn biết xem trên mỗi con tem đă viết những ǵ và cố t́m hiểu thêm ư nghĩa của mỗi con tem. Thế là, ông tự lần ṃ tra từ điển nghĩa những chữ của từng con tem và chẳng bao lâu ông đă đọc được và hiểu ư nghĩa của mỗi con tem. Các bạn chơi tem ở cùng tỉnh đổ xô đến nhờ ông "dịch" hộ và điều đó càng khuyến khích ông tiến sâu vào ngoại ngữ mới của mỗi nước có con tem đó. Đến khi tốt nghiệp phổ thông trung học ông đă biết được 10 thứ tiếng. Về sau, ông vẫn tiếp tục học thêm các ngoại ngữ khác, chủ yếu là thông qua sách báo với từ điển. Ông đọc, tra nghĩa từng từ, rồi tự làm sổ ghi từ để học, ban đầu học đọc, dần dần học nói bằng thứ tiếng đó. Với cách học đặc biệt sáng tạo đó, như kiến tha lâu cũng đầy tổ đến khi nhà ngôn ngữ học Liên Xô nổi tiếng đó đă biết tới 50 ngoại ngữ. Như vậy, tuy khả năng, tŕnh độ, mỗi người t́m cách sáng tạo ra cách học ngoại ngữ cho thích hợp với bản thân, chứ không nên học vẹt, học chữ nào chỉ biết mỗi nghĩa chữ đó.

1 - Một phong cách học ngoại ngữ của một cố GS. TS ngoại ngữ

Mỗi người có một cách học tập ngoại ngữ khác nhau. Châu Âu có câu : " Mọi con đường đều dẫn tới Rôm " ( Tout chemin conduit à Rome ). Đi bằng cách nào, đi bằng phương tiện ǵ, đi theo lộ tŕnh nào, trong thời gian nào, . . miễn là đến đích là được. Chỉ sợ không đi thôi, chứ cứ ngồi mà đắn đo, mà chọn lựa, mà chần chừ phương pháp này hay phương pháp kia, th́ làm sao mà tới đích được? Học ngoại ngữ cũng cần phải đi đến đích. Sau đây là một phong cách học ngoại ngữ của một cố GS.TSKH mà chúng ta cũng cần tham khảo.

Cố GS.TSKH Trương Đông San, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, khi c̣n sinh thời đă nhiều lần trao đổi với chúng tôi về cách học ngoại ngữ của ông.

Ông bước vào dạy ngoại ngữ là do sự phân công. Ông lấy câu nói của X-ta-lin làm kim chỉ nam cho học tập : " Tài năng chỉ là quá tŕnh tích lũy ". Câu nói đó, cũng tương tự như câu ngạn ngữ lâu đời của Châu Âu : " Tài năng chỉ là sự kiên nhẫn dài lâu " ( Le talent n'est qu'une longue patience ). Ông tự đặt cho ḿnh nhiệm vụ phải học tập đều, liên tục, kiên tŕ và sáng tạo.

Học tiếng Nga, ông t́m đọc thêm sách báo Nga, đọc tiểu thuyết Nga và nhất là học thuộc nhiều thơ Nga, và nghe đài Nga thường xuyên. Đặc biệt, những ngày nghỉ ông ngồi tổng kết lại những điều đă học.

Khi ra công tác, ông vẫn tiếp tục gắn bó với tiếng Nga. Khi được cử sang Nga, bổ túc Đại học, ông đặc biệt lưu ư đén cá môn trước đây chưa học hoặc học chưa kỹ, chưa đủ như : ngôn ngữ học đại cương, lư thuyết tiếng Nga, văn học Nga-Xô viết. . .

Trở về Việt Nam công tác, ông đi sâu vào lĩnh vực phiên dịch mà ông đang giảng dạy. Năm 1969, ông lại được sang Liên xô làm nghiên cứu sinh. Ông lăn lộn với tiếng Nga, đọc sách, dự giờ, thu thập tài liệu không biết mỏi mệt. Công sức bỏ ra đă được đền bù : luận văn Phó Tiến sĩ bảo vệ trước thời hạn 8 tháng của ông được đánh giá cao.

Tranh thủ 8 tháng c̣n lại, ông đi nghe các chuyên đề, đi thư viện đọc thêm, mua rất nhiều sách để đọc. Khi phép học tập để bảo vệ luận văn Tiến sĩ khoa học, ( chứ không phải P. Tiến sĩ được đưa lên làm Tiến sĩ ), ông đă đắm ḿnh trong học tập, không một phút lơ là và đă rút ra cho ḿnh một phưong pháp nghiên cứu thích hợp ( sẽ đi sâu trong các chương sau ).

Đó, học ngoại ngữ như thế mới là học! Chứ cái kiểu lang thang hay lớt phớt th́ khó mà có kết quả tốt được. Giới thiệu thế thôi, c̣n tiếp nhận hay thực hiện phương pháp đó, th́ hoàn toàn tuỳ bạn. Tuy nhiên, nếu thấy hay, thấy được, th́ thực hiện ngay đi.

Cũng nhân đây, xin mách bạn bí quyết thành công của Mai-cơn Đil( Michael Dell ), nhà tỷ phú trẻ nhất nước Mỹ là:

" Nếu bạn thấy một ư tưởng hay, hăy thực hiện ngay nó đi !".
Vậy th́, hăy chọn phương pháp thích hợp và học đều đặn liên tục ngay từ giờ phút này trở đi! Thực hiện được điều đó, bạn sẽ đạt được đỉnh cao của ước mơ !

Chúc bạn thành công rực rỡ và hạnh phúc khi tiếp cận tốt với một ngôn ngữ mới . Biết thêm một ngôn ngữ là tiếp cận thêm một nền văn hoá mới và tiến dần đến chân trời kiến thức. Chân trời xa lắm, bạn ơi ! Nhưng ánh sáng trời xa vẫn đang vẫy gọi các bạn đó. Vậy các bạn c̣n chần chừ ǵ nữa chứ. Hăy bắt đầu thôi.


góp ư kiến
 Reply: hoainam
 member
 REF: 97500
 Date: 12/19/2007


  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  edit - sua bai, thay doi   post reply - goy y kien, dang bai
if you want to be better in english i think the first you have to love english you have to ask yourself that why you study english you have been studying english for what after making clearly it you will love english by a chance spend more your mind and times to english and as a result your english will be improved

 
  góp ư kiến

 
 

 

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 
 
 
Copyright © 2006 EnglishRainbow.com , TodayESL.com & Sinhngu.com All rights reserved
Design by EnglishRainbow.com Group