englishrainbow.com
 
   
   

Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
Truyện cổ tích

Tṛ chơi chữ
Học từ vựng

(search by nick)

 
 

Forum > Phương pháp học tiếng Anh >> 5 nguyên nhân học tiếng Anh không hiệu quả

Bấm vào đây để góp ư kiến

 Post by: namanh83
 member
 ID 16349
 Date: 11/07/2007


5 nguyên nhân học tiếng Anh không hiệu quả
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang    edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
Cần phải hiểu rơ về những nguyên nhân tại sao học ngoại ngữ không có kết quả để khắc phục. Có 5 nguyên nhân chính :

1- Không thành công v́ học ngoại ngữ không có mục đích rơ rệt:

Việc học ngoại ngữ của một số anh chị em chỉ học theo phong trào chứ không có mục đích rơ rệt, nên nhất định không có kết quả. Nếu được tuyển chọn đi học ở nước ngoài theo dự án hay được học bổng th́ chắc chắn họ sẽ học có kết quả. Mặt khác, hiện nay trong cơ chế thị trường, có một số thanh niên muốn đi làm cho công ty nước ngoài nên đă tích cực theo học hoặc tự học ngoại ngữ. Để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng, những người đó có mục tiêu rơ rệt, họ học rất "vào", không chỉ hứng thú mà c̣n v́ "miếng cơm manh áo nữa, mà họ phải học hết ḿnh ", họ học chóng giỏi là v́ thế. Lấy ngay kinh nghiệm bản thân anh Vũ Văn Chuyên khi biết ḿnh được tuyển đi làm chuyên gia ở Ăng-gô-la (Angola), thế là anh lăn lưng vào học tiếng Bồ Đào Nha, học chết thôi, học không kể ngày đêm, để khi sang Angola c̣n có thể hoàn thành nhiệm vụ được. C̣n anh Phạm Văn Vĩnh khi biết rằng ḿnh sẽ sang Mông Cổ và Liên xô, dự Hội nghị quốc tế họp ở U-lan-ba-to ( Mông cổ ), sau đó phải lưu lại ở Mat-xcơ-va để làm việc trong một khoảng thời gian nhất định ( lại được biết ở Mông Cổ nhiều người lại thường hay sử dụng tiếng Nga ), thế là khi đó anh cắm cổ, chúi mũi vào ôn lại tiếng Nga để sang đó c̣n có đất dụng vơ. Sau này, v́ ít sử dụng tiếng Nga, nên không lưu loát bằng các tiếng Pháp, Anh, Đức, Bồ Đào Nha, Quốc tế ngữ Esperanto. Thế đấy! học ngoại ngữ mà có mục đích th́ dễ "vào" biết bao nhiêu! C̣n khi ít sử dụng, lại quên ngay. Văn ôn , vơ luyện , quy luật đó vô cùng quan trọng trong việc học và sử dụng ngoại ngữ. Mấy năm nay , có khá nhiều người đi học tiếng Đức, phần th́ họ mong sang Đức v́ có người nhà hỗ trợ để học tiếp Đại học, phần th́ mong muốn sang " Miền đất hứa " để vừa học vừa làm. Thực tế đâu có dễ dàng như vậy? Tuy nuôi " ảo vọng " nhưng v́ có mục đích nên họ học " chết thôi ", c̣n nhưng anh chị em học cho biết chút ít tiếng Đức để đi theo diện " Đoàn tụ gia đ́nh " th́ học mới uể oải làm sao? Trung tâm Ngoại ngữ và Tin học 19-5 được Bộ Giáo dục & Đào tạo cho phép hoạt động tư vấn tuyển sinh du học nước ngoài , nên các anh đă phải đi nhiều nước. Trong dịp sang các bang nước úc để xem t́nh h́nh của sinh viên mà các anh đă đưa họ sang đó để du học, xem họ học tập sinh sống ra sao ?. Khi đến làm việc tại Trường Đại học Anh văn Quyn-x-lend ( QCE ) th́ ông Rô-be S-Mít ( Robert Smith),Giám đốc QCE có chỉ cho các anh một vài học viên cá biệt đang học tiếng Anh một cách rất uể oải, cầm chừng, đầu gần gục xuống bàn . . . . Họ không có một chút khí thế học tập nào cả, chưa nói tới việc họ học hăng hái như những anh chị em khác. Sau hỏi kỹ giáo vụ và một số sinh viên khác th́ biết rơ ngay là những anh chị em đó sang úc với mục đích chính là đi lao động, làm thêm là chính, chứ c̣n học ngoại ngữ là phụ, nên kết quả học tập chẳng đâu vào đâu. Thế đấy, làm việc ǵ cũng phải mục đích , nhưng học ngoại ngữ lại càng cần phải có mục đích rơ rệt .

2 - Không thành công v́ học ngoại ngữ thiếu kiên tŕ.

Một số không ít người thiếu kiên tŕ trong học tập ngoại ngữ. Những tháng đầu, năm đầu, nội dung học c̣n đơn giản, trí óc làm việc c̣n thuận lợi, tốc độ tiến bộ nhanh, nên ai học cũng thấy phấn khởi. Nhưng những ngày sau, tháng sau, năm sau, số lượng "từ" ngày càng nhiều lên, trí nhớ phải làm việc nhiều, nội dung ngữ pháp cũng phức tạp hơn, nên việc học ngoại ngữ đă trở thành khó khăn hơn. Nhiều bài tập không làm được. Vắng lớp một vài buổi th́ hôm sau đến nghe ù ù, cạc cạc, chán v́ không hiểu, tắc lưỡi, học buổi đực, buổi cái rồi đành nghỉ hẳn. Những người thiếu đức tính kiên tŕ đă không chịu t́m cách khắc phục những khó khăn, vất vả đó để vượt lên; họ đâm chán nản và bỏ cuộc. Thế là công dă tràng.
Nhà biên soạn Bách khoa Toàn Thư đầu tiên của nước Pháp Đê-nít Đi-đơ-rô ( Denis Diderot ) ( 1713- 1784 ), đă kiên tŕ suốt đời học thêm ngoại ngữ để có thể tham khảo các sách của nhiều nước khác nhau về nhiều lĩnh vực : toán học , thiên văn học , triết học , ngôn ngữ , pháp luật , văn học , nghệ thuật . . .Nhờ biết nhiều ngoại ngữ nên Diderot mới tham khảo được các tác phẩm khoa học , nghệ thuật , văn học của nhiều nước khác nhau. Nhờ có nhiều ngoại ngữ, nên Diderot mới có đủ khả năng đảm nhiệm vị trí Tổng Biên tập công tŕnh Đại Bách khoa toàn thư ( Grande Encyclopédie ) của nước Pháp. . Trong suốt 25 năm liền từ 1747 ( 34 tuổi ) đến măi năm 1772 ( 59 tuổi ) , nhờ kiên tŕ học tập và lao động trí tuệ nên từ 1751 đến 1772 , trong suốt 21 năm trời đằng đẵng Diderot đă xuất bản được 21 tập Từ điển Bách khoa. Vậy, không kiên tŕ không thể nào liền trong 25 năm làm cùng một công việc trí tuệ vô cùng nặng nhọc như học ngoại ngữ và biên soạn Bách khoa toàn thư được .

3 - Không thành công v́ học ngoại ngữ không có phương pháp.

Nhiều người chưa biết cách học ngoại ngữ, họ chưa t́m ra phương pháp học tốt nhất, thích hợp với điều kiện và tâm sinh lư của cùng lứa tuổi. Thanh niên tiếp thu nhanh, nhưng không kiên tŕ. Người lớn tuổi, tiếp thu chậm, nhất là những người chưa biết một ngoại ngữ nào học rất vất vả. Anh Phạm Văn Vĩnh khi dạy tiếng Đức cho một số bà vợ của các ông chồng trước đây đă đi lao động ở Cộng ḥa Dân chủ Đức, nhưng nay một số các ông chồng đó đă t́m cách ở lại được bên Đức. Nay các bà muốn học chút ít tiếng Đức để khi đoàn tụ gia đ́nh đỡ bỡ ngỡ trong những ngày đầu mới sang Đức. Quả thực là "dạy các bà đó khó khăn và vất vả hơn kéo xe ḅ", dù rằng họ có thời gian, nhưng v́ các bà đó chưa tiếp cận với ngoại ngữ, nên dậy khó ơi là khó!. C̣n với những thanh niên có họ hàng, bà con ở bên Đức bảo lănh cho họ sang th́ họ học rất chăm và tích cực. Phần muốn học để sang đó du học tự túc, phần muốn thành thạo tiếng Đức, để nếu có điều kiện lao động thêm để "cứu nước, cứu nhà" như họ tuyên bố,( nhưng thực chất là cứu bản thân họ trước đă). Họ học có bài bản, ham học sâu hơn, nên ngoài giáo tŕnh đang học là Themen, họ c̣n tham khảo thêm: " 300 trang mẫu câu và từ vựng tiếng Đức " hoặc " Tiếng Đức cấp tốc dành cho người mới học và tự học " hoặc "Luyện dịch tiếng Đức qua các bài song ngữ", hoặc "Ngữ pháp cơ bản tiếng Đức"... giúp cho họ hiểu sâu hơn về tiếng Đức .
Muốn học tốt ngoại ngữ, không thể lao đầu vào học vẹt được, v́ học từng từ riêng biệt th́ rất khó thuộc, chưa kể khi ghép vào thành câu rất ngô nghê v́ chưa nắm được ngữ pháp.
Cần phải học một cách toàn diện. Song song với học từ c̣n cần phải học ngữ pháp, đồng thời tập phân tích các bài khoá về nội dung, văn phong , bút pháp. Lúc đầu làm việc đó rất ngại v́ khó quá sức ḿnh, chưa kể việc đó rất khô khan. Nhưng hăy cứ cố tự bắt ḿnh phải " húc đầu " vào khó khăn đó, lúc đầu thực hiện rất chậm . sau nhanh dần. Lúc đầu khó khăn rất nhiều, nhưng sau người học dần dần thấy dễ, nhanh, thú vị và thành thói quen và nếp tốt . Nào là : học qua từ điển, học theo truyền h́nh, học qua băng h́nh, băng cát sét, học bằng các đĩa CD , học hàm thụ , học từ xa học theo sách tự học, học tại chức…. " Không đi , sao tới đích được ? Không bắt tay vào việc, sao biết được khó dễ và làm sao có kết quả tốt được ? " Nhà bác học La-voa-di-ê ( Lavoisier ) đă từng nói : " Không có cái ǵ tự tạo ra " ( Rien ne se crée ) Vậy, ngoại ngữ không phải từ trên trời rơi xuống, mà dù có từ trên trời rơi xuống, nhưng ta có hứng lấy nó hoặc có nhặt nó lên không đă? Hăy tự thành thật trả lời đi rồi xông ngay vào học một cách khoa học và đều đặn ngay từ giờ phút này đi , đừng rụt rè hoặc trù chừ nữa.

4- Không thành công v́ học ngoại ngữ mà không thực hành, không tạo ra
được môi trường đối thoại

Có một số người lớn tuổi đă học theo phương pháp ghi nhớ máy móc không phù hợp với lứa tuổi của họ. Nhiều đồng chí cán bộ văn hoá, khoa học chỉ học để đoc sách hoặc tự dịch tài liệu, nên khả năng "nói", "nghe", "giao tiếp"... th́ lại kém hẳn v́ không thực hành, không tạo ra môi trường đối thoại. Họ học mất rất nhiều thời gian nhưng hiệu quả lại chẳng được bao nhiêu. Dù không có môi trường đối thoại cũng phải t́m mọi biện pháp để đối thoại bằng tiếng nước ngoài mà ḿnh đang học. Chẳng hạn trường hợp của học giả " Tiền Chung Thư ". Tiền Chung Thư sinh năm 1910 , người HuyệnVô Tích tỉnh Giang Tô ( Trung quốc ). Tốt nghiệp ngành ngoại giao trường Đại học Thanh Hoa ( TQ ) , ông tiếp tục theo học tại Paris và tại trường Đại học Oxford ( Anh ). Từ 1953, Tiền Chung Thư là Phó Viện trưởng Viện Khoa học Xă hội thuộc Viện Khoa học Trung quốc .
Về cổ văn , ông tinh thông Hán ngữ. Về ngoại ngữ, ông tinh thông 8 thứ tiếng : Anh, Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, La - Tinh . Trước đây, Trung quốc chưa " mở cửa ", giao lưu quốc tế bị hạn chế nên thế giới chưa biết tới . Nhưng sau khi đổi mới, đến năm 1979, trong một Hội nghị học thuật gồm nhiều nước, Tiền Chung Thư đă tỏ rơ tài năng đối thoại của ông. Tiền Chung Thư đă tŕnh bày những luận văn nghiên cứu sâu sắc bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Lại trong một Hội nghị về Hán học ở Italia các học giả Tây phương vô cùng ngạc nhiên khi nghe Tiền Chung Thư trích dẫn các tác phẩm của nhiều tác giả cổ điển ( auteurs classiques ) và hiện đại của nước ư một cách tinh tường , sâu rộng và sắc sảo nữa. Tương tự, tại nhiều Hội nghị học thuật quốc tế ở Paris, London, New York. . . Tiền Chung Thư cũng đă tạo ra môi trường đối thoại và đă thu hút mọi người bằng kiến thức uyên thâm, kiến giải tuyệt vời. Dĩ nhiên đó chỉ là gương sáng để chúng ta phấn đấu noi theo mà thôi ! Nhưng hiện nay,, Tổ quốc ta đă " mở cửa ",đâỷ mạnh du lịch; khách nước ngoài vào Việt Nam cũng đă nhiều và " Tây ba lô " đến cũng lắm. Họ hay hỏi thăm các đường phố và vào các quán b́nh dân hoặc quán " cơm bụi ", sao ta không tranh thủ chỉ đường hoặc tự nguyện dẫn họ đến phố họ hỏi và nhân lúc dẫn đường cho họ, ta thực hành vốn ngoại ngữ ít ỏi của ta ! Vừa được tiếng là nhân dân Việt Nam rất " hữu nghị, mến khách " vừa được thực hành tiếng nước ngoài. Đừng rụt rè nữa cứ xông lên, nói tiếng nước ngoài thử xem sao ? Có mất ǵ đâu ! Tại khu vực phường Bách khoa , hoặc ở khu vực Quận Thanh Xuân đều có " Khoa tiếng Việt cho người nước ngoài " ( TT.19-5 cũng được Bộ GDĐT cho phép mở Khoa tiếng Việt cho người nước ngoài, hiện nay do GS Bùi Phụng phụ trách ), sinh viên nước ngoài học tại đó, rất hay ra phố ăn quà, mua sắm, tản bộ, tranh thủ lúc đó ta làm quen với họ để thực hành " kỹ năng nói " của ta . Nhiều thanh niên c̣n kết bạn với họ, thậm chí rủ họ lên…. Nhật Tân để cụng ly và ăn " Mộc tồn" nữa ! Có người mạnh dạn dậy họ thực hành nói tiếng Việt, ngược lại, họ lại dậy lại người hướng dẫn tiếng nước ngoài bằng chính bản ngữ của họ. Tiện cả đôi đường. Bao nhiêu là biện pháp, chỉ tại ta không sáng tạo ra thôi! Nếu thực sự yêu thích ngoại ngữ th́ thiếu ǵ cách và thiếu ǵ điều kiện để học cho tốt, phải không các bạn ham thích ngoại ngữ của chúng tôi ơi ?

5 - Không thành công v́ không chịu tự học là chính .

Học ngoại ngữ, phải tự học là chính. Không cứ học ngoại ngữ, mà học bất cứ môn ǵ, cũng phải tự học là chính. Nhưng với học ngoại ngữ th́ khâu tự học quan trọng vô cùng. Cố GS. Tạ Quang Bửu, nhà toán học xuất sắc, nhà hoạt động khoa học và giáo dục, nhà bách khoa toàn năng, học vấn uyên thâm, phát triển toàn diện, nhân hậu, một trí thức thông minh tuyệt vời mà vẫn luôn luôn tự học để theo kịp thời đại. GS Tạ Quang Bửu, một trí thức Xă Hội Chủ Nghĩa có tầm cỡ Quốc tế, trung thực, nhân hậu, sống thanh bạch trong sáng luôn luôn là một tấm gương sáng chói về tự học, trong đó có cả nghị lực tự họ ngoại ngữ nữa... Thầy Bửu tinh thông nhiều ngoại ngữ: Anh, Pháp, Đức, Trung quốc, Hy lạp cổ, La tin, Nga, Ba lan... Những tiếng Anh, Pháp được đào tạo cơ bản, các tiếng khác c̣n lại đều do tự học. Một gương "hiếu học" ít ai sánh được! Năm 1963, nhà toán học Ba Lan Mikusinsky gửi cho thầy một kết quả nghiên cứu mới của ḿnh, Thầy Bửu đọc thẳng bằng tiếng Ba lan, sau đó thuyết tŕnh về toán tử Mikusinsky cho các thầy giáo dạy toán ở các trường Đại học Hà nội.
Giáo sư Hà Văn Tấn người xă Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh, quê hương của đại văn hào Nguyễn Du và được giữ lại làm cán bộ giảng dạy ở Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội khi mới 20 tuổi. Muốn trụ được ở vị trí mới khi c̣n trẻ, ông phải lao vào tự học thêm là tất yếu. Thế là ông cho rằng, muốn tự học có hiệu quả th́ chỉ có đọc sách. Mà muốn đọc sách th́ phải nắm vững ngôn ngữ. Từ nhận thức đó, ông say mê học thêm cả Việt ngữ, lẫn một số ngoại ngữ. Ngoài tiếng Anh, tiếng Pháp ông đă được học ở phổ thông và đại học, ông c̣n tự học các ngôn ngữ Nga, Đức, Nhật, Pháp. Cách học của ông là dùng từ điển để dịch thẳng thông qua dịch dần nắm bắt hiện tượng ngữ pháp. Cách học này quả là vất vả, chỉ dành cho những người có chí. Bên Hung-ga-ri, Nhà ngôn ngữ học trẻ tuổi Daby đă có cách học sáng tạo như vậy. Giáo sư Lê Khả Kế ( sinh ngày 15-6-1918 , mất ngày 24-7-2000 ) tốt nghiệp trường Đại học Nông nghiệp Đông dương , chứ đâu có học về ngoại ngữ? Là chủ nhiêm Khoa Hoá-Sinh-Địa trường Đại học Sư phạm Hà Nội và trường Đại học Tổng hợp Hà Nội ( 1955-1963 ), nhưng v́ nhu cầu công tác, GS Lê Khả Kế đă tự học ngoại ngữ rất chăm và đều đặn nên mới có tŕnh độ cao về ngoại ngữ để sau này được tín nhiệm chuyển sang làm công tác nghiên cứu, biên soạn Từ điển khoa học của Uỷ ban khoa học Nhà nước , rồi phụ trách Tổ thuật ngữ -Từ điển học của Viện Khoa học Xă hội Việt Nam. GS cũng là một trong những người đầu tiên xây dựng Viện Ngôn ngữ học. Có đủ tài năng, đức độ như thế cũng do giáo sư tự học, từ rèn ḿnh là chính. Ông là " một người chân chính ", hết sức liêm khiết, thanh bạch, không nhà cao cửa rộng, không bon chen, nhờ cậy ! GS đă để lại cho đời " đức độ " và nhiều Từ điển ngôn ngữ học và Từ điển chuyên ngành. Học ở trường để được đào tạo cơ bản , nhưng tự học để chuyên sâu , nâng tầm hiểu biết mới " Thực là học " và khi này th́ không cái cảnh " Chữ thầy lại trả lại thầy ", v́ kiến thức thu nhận được do chính bản thân ta tự t́m kiếm chứ không phải do người khác truyền đạt cho ta .

Tóm lại, nếu có phương pháp khoa học, quyết tâm cao và tránh những nguyên nhân thất bại th́ chắc chắn chúng ta hoàn toàn có khả năng học tốt mọi ngoại ngữ. Nào, mời các bạn bắt tay vào học ngay từ giờ này, phút này, tương lai đang chờ đón bạn.


góp ư kiến
 Reply: cuonglinhadsl
 member
 REF: 96916
 Date: 11/09/2007


  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  edit - sua bai, thay doi   post reply - goy y kien, dang bai
Cảm ơn nha!!

 
 Reply: hoainam
 member
 REF: 97501
 Date: 12/19/2007


  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  edit - sua bai, thay doi   post reply - goy y kien, dang bai
i appreciate your comments however it will useful if you post all your topics in english

 
 Reply: elearninexpert
 member
 REF: 97953
 Date: 02/19/2008


  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  edit - sua bai, thay doi   post reply - goy y kien, dang bai
why should the author translate all her advice into English ? For the foreigners'sake ??Could all the people here master all if they were E?


 
 Reply: chuminhduc
 member
 REF: 98676
 Date: 07/26/2008


  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  edit - sua bai, thay doi   post reply - goy y kien, dang bai
Thanks!

 
  góp ư kiến

 
 

 

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 
 
 
Copyright © 2006 EnglishRainbow.com , TodayESL.com & Sinhngu.com All rights reserved
Design by EnglishRainbow.com Group