Post
by:
lovelycat
member
ID 13923
Date: 10/24/2006
|
Học ngoại ngữ phải luyện nghe, chịu nói
* Học ngoại ngữ phải : Luyện nghe trực tiếp hoặc qua thiết bị - Luyện tập kỹ xảo thực hành để
nghe hiểu ( Listening comprehesion )tốt .
* Học ngoại ngữ phải chịu nói, không ngượng, không sợ sai
1- Học ngoại ngữ phải : Luyện nghe
trực tiếp hoặc qua thiết bị
Luyện tập kỹ xảo thực hành
để nghe hiểu tốt
Học ngoại ngữ có 4 kỹ năng: "nghe, nói, đọc, viết". Cả 4 kỹ năng này thường có mặt trong suốt quá tŕnh dạy và hoc tiếng nước ngoài. Bốn kỹ năng đó quan hệ mật thiết và khăng khít với nhau. Tuy nhiên, kỹ năng đầu tiên và quan trọng là "Kỹ năng nghe".
Thực vậy, chả cứ gặp người nước ngoài nói đă khó nghe, nhưng gặp ngay người trong nước, nếu chưa đủ vốn từ hoặc chưa luyện nghe cho tốt th́ cũng không thể nắm bắt được họ nói ǵ ? Ngày xưa học ngoại ngữ mới khó, vừa ít thầy, vừa ít tài liệu và phương tiện, thiết bị. Khi đó mà có bộ đĩa Lanh-ga-phôn (Linguaphone ) hay bộ đĩa At-si-mil ( Assimil ) để nghe th́ thật là tuyệt vời. Nhưng bây giờ th́ các băng cát sét ( cassette ) tiếng Anh như S-t-rim-lain ( Stream line ), Het-uây ( Headway ), Lai-phơ-lain ( Life lines ), Kam-brit-giơ ( Cambridge ), Kơ-nơl ( Kernel ). . . tràn ngập thị trường, chưa nói đến các loại đĩa CD trong nước và ngoài nước. Tha hồ mà học. Nếu không học, th́ dù người Việt Nam hay người nước ngoài nói ngoại ngữ mà ta không hiểu th́ "có tai cũng như điếc".
Học ngoại ngữ khác học văn, sử, địa. . . . Những môn đó có thể tự học được, nhưng học ngoại ngữ nhất thiết phải qua trường lớp, hoặc nếu muốn tự học phải có ít nhất : sách giáo khoa gồm sách bài khoá, sách bài tập ( có lời giải càng tốt ), sách ngữ pháp, từ điển xuôi nhất thiết phải có, ( có thêm từ điển ngược th́ càng tốt ) và bộ đĩa học tiếng ( băng cát sét càng tốt ) . Có để mà nghe cách phát âm chuẩn . Hiện nay qua đĩa CD có đầy đủ các loại sách dạy ngoại ngữ ( tổng hợp cả bài khoá, bài tập, ngữ pháp, phát âm. . . ), rât thuận lợi, chỉ c̣n. . . có thực muốn học hay không?
Cách tốt nhất là mua một cuốn hội thoại thông dụng, lọc ra những từ cần thiết nhất mà ta hay sử dụng hàng ngày, học thuộc không chỉ riêng từ đó mà phải học cả mẫu câu đă soạn. Chính v́ lẽ đó, nên khi dạy tiếng Anh, thấy học viên lúng túng trong cách đặt câu nên chúng tôi (Phạm Văn Vĩnh) và Giáo sư Nhà giáo nhân dân Vũ văn Chuyên đă soạn cuốn: "Hội thoại Anh Việt thông dụng" (Nhà xuất bản Giáo dục - 1994). Cũng tương tự, khi dạy tiếng Đức, học viên lúng túng khi sử dụng từ , đặt câu rất khó khăn, nên chúng tôi (Phạm Văn Vĩnh) và TS Ngữ Văn Nguyễn Quang (tốt nghiệp tại CHDC Đức) đă soạn cuốn: "Ba trăm trang mẫu câu thông dụng tiếng Đức" (Hội Bảo trợ Phát triển Ngoại ngữ - Tin học Hà Nội xuất bản - 2000). Sở dĩ phải soạn những cuốn đó, v́ nhu cầu rất cần thiết. Chẳng hạn, học viên biết danh từ "cơm" và đại từ "tôi" , nhưng nếu không dạy thêm động từ "ăn" hoặc "thổi" th́ học viên không bao giờ chỉ nói vẻn vẹn "tôi-cơm", mà ít nhất cũng đặt được câu "tôi ăn cơm" hoặc "tôi thổi cơm" . . .
Sau đây, ta đi vào các khâu :
A - Nghe qua thiết bị
Ta đă thấy, chả cứ ngày nay thiết bị sử dụng học ngoại ngữ rất nhiều mà từ xa xưa, chính những thiết bị cũng đă giúp cho người học ngoại ngữ mọi điều kiện thuận tiện. Ngay từ năm 1904, Châu Âu, lần đầu tiên, máy hát đă được dùng để dạy và học ngoại ngữ. Năm 1908, ở Thụy Điển và Thụy Sĩ đă áp dụng rộng răi phương tiện kỹ thuật vào việc dạy và học tiếng nước ngoài, chủ yếu lúc đó vẫn cũng là máy hát. Năm 1939, băng từ được dùng đầu tiên ở Mỹ để học ngoại ngữ. Tại Việt Nam, trước năm 1945, may ra mới có rất ít người có đủ tiền mua máy hát Pa-tê ( Pathé ) để học ngoại ngữ. Năm 1977, Đài Truyền h́nh Trung ương (bây giờ là Truyền h́nh Việt Nam ) đă bắt đầu thí nghiệm phát chương tŕnh dạy ngoại ngữ trên màn ảnh nhỏ. Việc dạy ngoại ngữ trên truyền h́nh ở Châu Âu, Châu Mỹ, Australia, Nhật, Trung Quốc, ấn Độ . . . th́ từ lâu đă trở thành phổ biến, thường xuyên, liên tục. Tháng 1 năm 1970, Hội nghị quốc tế về nghe nh́n, họp ở Mông-Trê-al (Canada ) với gần 400 đại biểu của hầu hết các nước phát triển trên thế giới đă khẳng định vai tṛ to lớn của việc dạy và học tiếng nước ngoài. Ông Mô-ri-ta ( Morita ) người Nhật, một trong 2 sáng lập viên kỳ cựu của Hăng Sony đă đi khắp các trường học trong nước Nhật và qua nhiều nước trên thế giới để giới thiệu chiếc máy ghi âm Sony để sử dụng trong việc dạy và học ngoại ngữ. Và ngay trong những năm đầu khi vừa sản xuất, hăng Sony đă tiêu thụ được 40.000 máy ghi âm trong các trường học.
Ngày nay số người Việt Nam, do tŕnh độ dân trí ngày càng cao, do nhu cầu công tác, du học, hoặc thiết thực nhất do nhu cầu kiếm việc làm, số ngày học ngoại ngữ ngày càng nhiều. Gần đây, phương pháp dạy học và phương pháp học tập có nhiều thay đổi theo xu hướng giao tiếp, nhất là phương pháp học tiếng Anh. Sinh viên và kể cả giáo viên cần phải được tiếp cận với nhiều tài liệu cập nhật và xác thực nhờ công nghệ Internet. Mạng Internet đă, đang và tiếp tục vẫn là nguồn cung cấp giáo tŕnh, sách báo và đặc biệt là tài liệu tham khảo. Ngoài ra mạng Internet c̣n giúp giáo viên và sinh viên với ngôn ngữ chuẩn, những thông tin cập nhật trên toàn cầu. Thông qua Internet, sinh viên sẽ trở thành " người sáng tạo " chứ không đơn thuần là người " tiếp cận thụ động " kiến thức của thầy truyền đạt.
Vậy tại sao ta lại không tận dụng tối đa những phương tiện thiết bị trên trong kỹ năng nghe khi học ngoại ngữ ?
B - Sử dụng băng cát sét thực hành như thế nào để học ngoại ngữ?
Tuy nhiên, học ngoại ngữ thông qua cát sét ( Cassette ) phải theo một quy tŕnh khoa học chặt chẽ th́ mới có kết quả, chứ không phải cứ có băng là nghe tràn lan, nghe ào ào, lúc đầu nghe không biết mệt , dăm bữa nửa tháng, nghe nhiều , băo hoà , nhàm chán , thế rồi để băng mốc, đài bỏ , thiết bị bị để mặc trơ thổ địa. Trước hết, phải xác định rơ cần nghe bài nào, phần nào, liều lượng từ ( ngữ liệu ) là bao nhiêu, mức độ khó dễ thế nào cho thích hợp với tŕnh độ của người học.
Có thể, lúc đầu mở băng nghe 3 lần mà không sử dụng tài liệu, nghe cho quen tai . Có thể chẳng hiểu ǵ cả, mà cũng có thể hiểu lơm bơm. Lúc đầu chỉ cần nắm bắt sơ bộ ư nghĩa của bài học. Sau đó lại nghe lại nhiều lần, không nhất thiết 3 lần, có sử dụng tài liệu. trong khi sử dụng tài liệu, nếu " Từ " ( word ) nào chưa hiểu phải tra ngay từ vựng hay từ điển để hiểu nghĩa " từ " đó th́ mới có thể hiểu rơ nội dung của bài hay của đoạn đó .
Có thế , sau này nghe tiếp mới nắm bắt được ư nghĩa bài mới và c̣n phân biệt được cách phát âm, trọng âm, ngữ điệu một cách dễ dàng, chứ nếu không th́ chỉ ù ù, cạc cạc như vịt nghe sấm. Phải nghe từng đoạn ngắn cho thật hiểu rồi sau mới nghe đoạn dài, cuối cùng mới có thể nắm bắt toàn bài được ! Nếu tài liệu có phần câu hỏi sau mỗi bài, học viên có thể trả lời dựa theo những điều ḿnh vừa nghe, vừa nhận được. Khi khá, có thể trả lời theo phong cách ngôn ngữ của riêng ḿnh, không nhất thiết phải " bê nguyên si " câu của bài vừa nghe ra mà trả lời.
Trong quá tŕnh nghe, bắt chước từng câu để sửa âm, phát âm đúng trọng âm của từ, bắt chước đúng ngữ điệu. Làm đầy đủ những phần việc tren cũng chẳng dễ dàng đâu? Học viên hay " đốt cháy giai đoạn và hoặc qua loa cho đủ các bước trên " nên kết quả sẽ tỷ lệ nghịch với thời gian chuẩn bị.
Nên nhớ, cũng do chịu nghe đĩa học ngoại ngữ mà Lê-nin đă học thành công tiếng Pháp. Thời đó mà Lê-nin c̣n khắc phục khó khăn mà học được tiếng Pháp, một ngôn ngữ khó, chủ yếu bằng nghe đĩa ( Thời kỳ đó làm ǵ có những phương tiện nghe nh́n hiện đại như ngày nay ) .
C - Luyện tập kỹ xảo thực hành để nghe hiểu (Listening comprehesion) tốt
Luyện bài tập kỹ xảo có nhiệm vụ chuẩn bị các cơ chế thính giác làm quen dần rồi tiến tới nhận biết được chuỗi lời nói , tách đúng các ngữ đoạn , phân biệt được các từ để cuối cùng liên hệ được các chuỗi âm thanh so với nội dung ngôn ngữ mà chúng biểu đạt .
Các loại bài tập kỹ xảo rất đa dạng, nhưng những kiểu chính để thực hành là :
- Nghe nhận biết và phân biệt các âm , các từ .
- Nghe nhận biết các ngữ điệu ( intonation ) và phân biệt đúng trọng âm lô - dích của câu nói .
- Nghe nhận biết và nhắc lại đúng từ , câu hoặc chuỗi lời nói .
- Nghe nhận biết và ghi lại đúng từ , câu hoặc chuỗi lời nói .
- Nghe và trả lời đơn giản các câu hỏi ( chỉ trả lời khẳng định hoặc phủ định ) .
- Nghe và trả lời đầy đủ ư ( nội dung ) các câu hỏi .
- Nghe và đặt đầu đề cho câu chuyện .
- Nghe và phân chia câu chuyện thành các ư lớn .
- Nghe và đối chiếu với dàn bài cho sẵn xem đúng hay sai .
- Nghe và ghi tóm tắt nội dung câu chuyện bằng tiếng Việt .
- Nghe và ghi tóm tắt nội dung câu chuyện bằng tiếng nước ngoài một cách đơn giản theo khả năng tŕnh đọ của bản thân thời kỳ đó .
Lưu giữ bài đó . Sau 2 , 3 tháng, nghe lại và vẫn ghi tóm tắt nội dung câu chuyện vẫn bằng tiếng nước ngoài . So sánh với bài viết trước đây sẽ hiểu rơ ngay bản thân đă tiến bộ đến mức nào .
Những năm gần đây, Tổ quốc ta đă thực hiện rộng răi chính sách mở cửa, người nước ngoài vào Việt Nam đă khá đông, sao chúng ta không tận dụng những điều kiện tốt đẹp đó , tranh thủ gặp người nước ngoài trong mọi điều kiện , để luyện nghe, luyện nói?
Bạn có thực sự yêu thích học ngoại ngữ không ? Nếu thật sự yêu thích ngoại ngữ, sao không tận dụng những phương tiện thiết bị nghe nh́n hoặc mạnh dạn giao tiếp với người nước ngoài ?
2- Học ngoại ngữ phải chịu nói, không ngượng, không sợ sai
Nghe là kỹ năng đầu tiên. Cố tập nghe cho quen. Nghe đi liền với nói. Nghe không được th́ như người điếc, nhưng nói ngoại ngữ mà không được th́ chẳng khác ǵ người câm.
Vị trí " kỹ năng nói " có tầm quan trọng đăc biệt trong việc dạy và học ngoại ngữ . Kỹ năng nói không bao giờ tách rời khỏi kỹ năng nghe . Nghe không hiểu th́ làm sao mà nói , mà trả lời được ? Cho nên giáo học pháp thường xử dụng thuật ngữ : rèn luyện " kỹ năng khẩu ngữ " để biểu thị quan hệ mật thiết , gắn bó chặt chẽ giữa hai kỹ năng đó với nhau .
Vậy phải luyện nói và chịu nói luôn, nói không sợ sai.
Chúng ta nói tiếng nước ngoài , nói sai th́ có khác ǵ người nước ngoài nói tiếng Việt sai, họ nói có hơn ǵ ta đâu , có khi c̣n kém hơn ta nói tiếng nước ngoài với họ . Vậy không được tự ti mà phải mạnh dạn nói ngay khi bập bẹ được ít nhiều.
Lê-nin rất chú ư phát âm to ngoại ngữ mà Người đang học để phục vụ nhu cầu công tác. Để khỏi làm phiền những người xung quanh, Lê-nin thường vừa đi vừa đọc ở ngoài vườn. Theo phương pháp đó, nhẫn nại, kiên tŕ Lê-nin đă sử dụng được 7 thứ tiếng nước ngoài hoàn toàn do tự học. Người sử dụng thành thạo các tiếng: Anh, Đức, Pháp, đọc được các tiếng: Ba Lan, Italia, Tiệp, Thuỵ Điển.
A-rix-tê, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học nước Cộng hoà XHCN Xô viết Et-xtô-ni-a, nhà ngôn ngữ học nổi danh biết tới. . . 40 thứ tiếng khác nhau. Hỏi: "Bí quyết?"
Ông nhấn mạnh khi trả lời:
Đơn giản thôi ! Tôi mạnh dạn nói tiếng nước ngoài ngay khi chỉ mới biết có . . . 100 từ.
Nếu không diễn tả được bằng lời th́ ra hiệu bằng mắt, bằng tay. Sau đó về nhà tra từ điển những " từ " không biết khi nói chuyện lúc trước. Như thế, ông đă tự mày ṃ học thêm được rất nhiều từ thông dụng hoặc cần thiết cho nhu cầu giao tiếp. Ông c̣n cho rằng: " Có những người biết nhiều ngoại ngữ, nhưng rất ngại nói v́ sợ nói sai. Nếu cứ sợ như vậy măi th́ chẳng bao giờ có thể nói được tiếng nước ngoài.
Cho nên đă học ngoại ngữ th́ phải mạnh dạn nói !
Nói mà không được, có khác nào như câm?
Ngày nay, các bạn có rất nhiều phương tiện thiết bị để học ngoại ngữ có kết quả. Nhưng tất cả những phương tiện đó chỉ thực tế có hiệu quả khi bạn sử dụng thường xuyên hoặc biết cách sử dụng. Nếu không có những thiết bị đó th́ hăy t́m một người bạn cùng lớp, hoặc người quen thân cũng thích học ngoại ngữ như bạn. Cả hai hăy cùng nhau thống nhất đọc kỹ một bài khoá ngoại ngữ nào đó. Xong, một bạn A chẳng hạn, tập đặt câu hỏi bằng tiếng nước ngoài . Sau đó bạn kia, bạn B chẳng hạn sẽ trả lời. ( Nếu sai, sửa chữa cho nhau, c̣n bí quá không thể sửa cho nhau được th́ ghi lại, tra từ điển, tra cứu sách ngữ pháp, hoặc hỏi lại thầy giáo . ) Khó đấy ! Nhưng cứ mạnh dạn tập đặt câu hỏi đi. Đó cũng là một cách thực hành nói ngoại ngữ mà ta đang học .
Xong rồi, để ngấm sâu hơn, bạn B lại là người đặt câu hỏi, dưới một h́nh thức khác nhưng cùng nội dung. Rồi bạn A lại trả lời. Đó cũng là một cách luyện nói tích cực, rất có hiệu quả. Nếu thực sự ham thích ngoại ngữ và có thời gian hay điều kiện thích hợp, hăy chọn một bài hội thoại hợp với tŕnh độ,rồi luyện đối đáp tay đôi với nhau. Lúc đầu theo mẫu trong sách mà hội thoại với nhau. Sau nhiều lần, thuộc bài khoá, bỏ sách ra để hội thoại với nhau một cách tự nhiên hơn, có ngữ điệu như đóng kịch th́ ngày càng " nhuyễn " và lúc đó các bạn mới cảm thấy ḿnh tựa như . . . người nước ngoài!
Học ngoại ngữ mà chỉ để đọc sách là chưa đủ , c̣n phải học nói để giao tiếp nữa . Hiểu người ta nói , biết sâu vấn đề mà không trả lời được , không tŕnh bầy được cho đối tác nghe th́ coi như mới chỉ biết một nửa , chả nhẽ lại " bút đàm ". Vậy buộc phải luyện nói thật thành thạo đi thôi, mới là học hoàn chỉnh.
Hoàn chỉnh một ngoại ngữ ! Dù chỉ là học một ngoại ngữ thôi cũng hănh diện và tự hào siết bao ! Dĩ nhiên, chả ai dám tự kiêu cả, mà chắc chắn tự hào là đúng, v́ bao công sức đă bỏ ra. Bao nhiêu khó khăn , nỗ lực , thời gian , tiền bạc đấy chứ !
Chả có tài năng nào tự nhiên mà có cả.
(Sưu tầm)
góp
ư kiến
|